Cây chuối với tín ngưỡng phồn thực trong tiềm thức của một số cư dân ở Đông Nam Á

Cao Thế Trình

***

Cây chuối (musacoccinea) là một loại cây thân thảo rất phổ biến ở vùng nhiệt đới. Đặc điểm dễ nhận thấy ở loài cây này là không kén đất, để trồng và có sức sinh sản cao. Từ một cây chuối mẹ có thể nảy sinh rất nhiều cây chuối con. Sau khoảng l năm tuổi, chuối bắt đầu trổ hoa. Mỗi búp hoa có tới hàng chục lớp hoa bao bằng lá sắc màu đỏ, song thực tế chỉ có khoảng trên dưới chục lớp hoa cái ở phần đầu là phát triển thành quả; số còn lại bị teo rụng. Do đó, đối với chuối nhà (musparadisiaca), để có được quả to, người ta chỉ giữ lại 7-9 lớp hoa phần đầu, loại bỏ phần còn lại. Đến lượt mình, mỗi lớp hoa chuối (thường gọi là nải/ nhánh) phát triển thành 2 lớp với số lượng trên dưới 15 quả và như vậy, một cây chuối có thể có tới trên dưới trăm quả. Phải chăng, chính thuộc tính tự nhiên này của cây chuối đã làm nảy sinh ở nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á cổ xưa ý niệm xem nó như là một biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở, là một thứ lễ vật không thể thiếu trong tín ngưỡng phn thực của họ. Ngày nay, những biểu hiện của cây và quả chuối với tín ngưỡng phn thực chỉ là những dấu vết nhạt nhòa hoà trộn trong một số sinh hoạt văn hoá liên quan tới tang lễ, nghi thức thờ cúng tổ tiên hay trong hôn nhân ở một số tộc người vùng Đông Nam Á. Trong bài viết này, chúng tôi thử phân tích một số hiện tượng liên quan tới cây và quả chuối vẫn còn phảng phất trong sinh hoạt ở người Việt, người Khơ-me và một số dân tộc bản địa Trường Sơn - Tây Nguyên và Đông Nam Á, với hy vọng góp phân tìm hiu nghĩa ban đầu của một loài cây đã từng gắn với tín ngưỡng phồn thực ở tổ tiên của các cư dân trong khu vực.

***

***
Nguồn: Tạp chí Dân tộc học, số 3 - 2006
Mới hơn Cũ hơn