Bước đầu tìm hiểu chương trình viện trợ thương mại của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hòa

Phạm Thị Hồng Hà 

***
Bước đầu tìm hiểu chương trình viện trợ thương mại của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hòa

Sau Chiến tranh thế giới thứ II nhiều nước ở châu Âu, châu Á, châu Phi và Trung Đông đã giành được độc lập và quyền tự chủ. Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở đi, một hình thức quan hệ mới đã xuất hiện giữa một bên là các cường quốc phương Tây và bên kia là các nước thuộc địa cũ được gọi là “chủ nghĩa thực dân mới”. Thay vì trực tiếp cai trị các thuộc địa thông qua sự chiếm đóng của quân đội và bộ máy hành chính của đế quốc, chủ nghĩa thực dân mới nhấn mạnh việc kiểm soát các nguồn tài nguyên của các quốc gia lệ thuộc một cách gián tiếp thông qua hợp tác thương mại, các tập đoàn đa quốc gia hay các định chế tài chính như Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Tất nhiên, trong những trường hợp đặc biệt (chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam), các cường quốc có thể tiến hành can thiệp về quân sự trực tiếp hay gián tiếp bằng quân đội nhằm duy trì một chế độ chính trị có khả năng đảm bảo các quyển lợi kinh tế và chính trị toàn cầu của họ. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, chủ nghĩa thực dân mới ưu tiên sử dụng các biệp pháp mềm, mà một trong số đó là viện trợ: “viện  trợ kinh tế là công cụ đặc thủ của chủ nghĩa thực dân mới mà mục tiêu của nó là mở rộng sử kiểm soát và khai thác, thậm chí là can thiệp vào các công việc nội bộ của nước nhận viện trợ”. 

Từ khi cục diện thế giới mới được xác lập sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, Hoa Kỳ là quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất trong việc định hình và duy trì chủ nghĩa thực dân mới nói chung, cũng như trong việc sử dụng viện trợ như là một công cụ chủ yếu của nó nói riêng. Trong đó, viện trợ quân sự của Hoa Kỳ để giúp đỡ các chính: phủ “đồng minh” của Hoa Kỳ chống lại các cuộc cách mạng và viện trợ kinh tế để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư ngoại quốc và các hoạt động nhập khẩu. Giám đốc Ngân hàng thế giới Beugene R. Black cho rằng, ba lợi ích chính từ chương trình viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ là: Cung cấp thị trường trực tiếp và thiết yếu cho hàng hóa và dịch vụ; Khuyến khích sự phát triển các thị trường ngoại quốc cho các công ty của Hoa Kỳ, Hướng nền kinh tế quốc gia theo hệ thống thị trường tự do tạo điều kiện cho các công ty của Hoa Kỳ có thể làm giàu.


   

 *** 
 Nguồn: Nghiên Cứu Lịch Sử, số 6, 2014
Mới hơn Cũ hơn