Trong tác phẳm Màu da Đen, Mặt nạ Trắng (1952),
tên gốc là Tổng luận về Xóa bỏ phân biệt đối với
người da đen,
Fanon đã bình luận: “Trách
nhiệm của tôi là phải nói ra điều này: đối với người da đen, chỉ có duy
nhất một vận mệnh - đó là trở thành da trắng”. Fanon định nghĩa mối quan hệ thực dân là sự bất thừa nhận về tâm lý đối với tính chủ
thể của những người dân thuộc
địa. Ông nhấn mạnh rằng bản chất vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân
đã được hình thành trên cơ sở phân tích các yếu tố linh thần và tính chủ thể của những nguời dân thuộc địa- những người mà cội nguồn văn hỏa bản địa của họ bị de đọa bởi phức
cảm tự ti thấp hèn.
Trong bài viết
này, chúng tôi cố gắng khám phá luận thuyết hậu
thực dân thông qua việc nghiên cứu kỹ lưỡng tác
phẩm Màu da Đen, Mặt nạ Trắng của Fanon - tác phẩm nói lên sự tiến
thoái lưỡng nan của thân
phận da đen trong bối cảnh của nguyên mẫu cũng như bản sao của nền văn minh da trắng. Người da đen trở thành những nạn nhân của việc phủ nhận cốt lõi vẫn hóa của chỉnh
họ cũng như việc bị chối bỏ
bởi dòng văn hóa chủ lưu của
người da trắng. Dưới tác động của bối cảnh thực dân, người da đen đã trở thành
những người vong bản tự thân về mặt ý thức hệ, và đang nỗ lực để thay đổi vận mệnh
của mình - một vận mệnh bấp bênh.