Nguyễn Thị Hòa
***
Sau phát hiện của nhà khảo cổ học M. Vinet (1909) về kho chum Sa Huỳnh (Dépot à Jarres Sa Huỳnh), quan niệm về diện mạo một nến văn hoá được gọi là Sa Huỳnh bắt đầu hình thành trong quá trình tìm kiếm, phát hiện, nghiên cứu... của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực. Ngày càng có nhiều di chỉ khảo cô thuộc thời đại văn hoá Sa Huỳnh với táng tục mộ chum được phát hiện, khai quật, cho đến nay văn hoá Sa Huỳnh được xem là một trong ba chiếc nôi của nến văn minh cổ xưa Việt Nam, đại diện cho văn hoá, văn minh của các tộc người tiển sơ sử ở miển Irung và Tây Nguyên. Tuy vậy, quan điểm về chủ nhân của nến văn hoá nổi tiếng này cũng chỉ là những ý kiến đoán định. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy bằng chứng về chủ nhân cụ thể, phù hợp với táng tục mộ chum.
Quan tâm đến một thông tin thú vị từ bài việt năm 1944 của học
giả người Pháp J. Lamarche: “Ở phía nam sông Ba và bên này với bên kia sông H’Nang là nơi những người sắc
tộc M'Dhour cư trú đã bị Chàm hoá ít nhiều. Họ nói một thổ ngữ gần giống với
người Chàm và người Rhade ở Darlac, điểm rõ nét nhất để phân biệt người M'Dhour
với các tộc người láng giếng là tục hoả táng người chết”1, trong khi nghiên cứu
tộc người này, tôi chú trọng tìm hiểu các tập quán xung quanh cái chết và tục
chôn cất của cư dân M’Dhour. Và điểu thật thú vị
là, những tư liệu nghiên cứu tìm được xem ra khá phù hợp, gần gũi với một số
phát hiện của giới khảo cổ học về văn hoá Sa Huỳnh, đặc biệt trong thời gian gần
đây.
***
Nguồn: Kỷ yếu hội thảo Việt Nam học lần 3, 2008