Đặc trưng tư duy của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ

Nguyễn Đức Tồn

*** 


Thành ngữ là bộ phận quan trọng trong vốn từ vựng của mỗi ngôn ngữ. “Đó là một kho báu lưu giữ những trầm tích văn hoá đặc sắc và phong phú của dân tộc”. Thành ngữ đã trở thành đi tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Trong ngôn ngữ học nói riêng, thành ngữ tiếng Việt mới được nghiên cứu về: cu trúc hình thức, ngữ nghĩa, cú pháp, tu từ, nguồn gốc hình thành và phát triển, cách vận dụng thành ngữ, phân biệt thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ khác: fừ chớp, tục ngữ, quán ieữ,... đối chiếu thành ngữ tiêng Việt với thành ngữ thuộc các ngôn ngữ khác.

Mặc dù các nhà nghiên cứu khảo sát thành ngữ từ phương điện và quan điểm khác nhau, nhưng có thể nhận thấy ý kiên thông nhất về đặc điểm của thành ngữ tiêng Việt như sau:  Thành ngữ là một cụm từ (hoặc kết câu C - V) cổ định, có câu trúc bến chặt, có thể có vần điệu. Thành ngữ tương đương với từ, thường được dùng đ định danh các hiện tượng của hiện thực và hoạt động trong câu với tư cách là một thành phần của câu. Tuy nhiên, tính cố định của thành ngữ không phải là tuyệt đi. Nhiều thành ngữ có sự thay thế thành t câu tạo nào đó, hoặc có sự thay đổi trật tự của các thành tố, nhưng ý nghĩa thành ngữ về cơ bản vẫn không đổi, hoặc nếu có thay đổi chút ít thì vẫn nhận ra được thành ngữ ở dạng gốc. 

Về ý nghĩa, không kể loại thành ngữ so sánh (“đẹp như tiên”, “bẩn như hủi”,....) các thành ngữ còn lại đều có nghĩa bóng, hoặc nghĩa biểu trưng. Đó không phải là tổng ý nghĩa của các đơn vị cu tạo nên thành ngữ. Chính phương thức ẩn dụ đã tạo cho thành ngữ có nghĩa bóng, hoặc nghĩa biểu trưng này. Vì thể, loại thành ngữ này được gọi là thành ngữ ẩn dụ hoá. Ví dụ: “ăn gió nằm Sương”, “ba cọc ba đồng“, “cơm gà cá gỏi”, “đầu trâu mặt ngựa”, “xanh vỏ đỏ lòng”, v.v... 

Còn nói về ẩn dụ thì theo truyền thống, nó chỉ được coi là phương thức phát triển nghĩa mới của từ hoặc sử dụng từ theo chức năng tu từ. Ở Việt Nam, cho đến nay, chưa có công trình nào khảo sát và đánh giá hết được tầm quan trọng của ấn dụ đối với tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, nhất là vai trò của ẩn dụ như một công cụ tri nhận để ý niệm hoá các phạm trù trừu tượng trong nhận thức. Nói riêng, vấn đề đặc trưng tư duy ngôn ngữ của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ vẫn còn chưa được đặt ra. Bài viết này có thể được coi là sự khởi đầu cho việc nghiên cứu thành ngữ tiêng Việt theo hướng tiếp cận nói trên.  Các kết quả nghiên cứu sẽ góp phần phát triển trào lưu nghiên cứu mới - Ngôn ngũ học trí nhận - đang cuốn hút sự quan tâm của các nhà Việt ngữ học.

  *** 
 Nguồn: Kỷ yếu hội thảo Việt Nam học lần 3, 2008
Mới hơn Cũ hơn